TÂM - PHÁP DÙNG THUỐC

30-06-2021

Xưa tới nay, sách thuốc rất nhiều,
Kẻ làm thuốc không khỏi phàn-nàn về nỗi quá ư man-mác! Nếu học không căn-cứ vào đâu, thì khi
xét bệnh sẽ bỡ-ngỡ như nương khoảng không, cưỡi ngọn gió, không còn biết chừng, đậu vào đâu nữa !
Vì:
Bệnh thì thực-thực, hư-hư(3),có nhiều ;
Chú giải:Phương thì chữa chính, chữa tòng, chữa gốc,chữa ngọn, nên công, nên bổ, nên trước, nên sau,phải cân nhắc lựa dùng (4),
Xét, chữa, hơi sai, quan-hệ đến sống, chết ! Có thể không cẩn-thận sao?.
Cho nên kẻ làm thuốc cốt phải biết Tùy Cơ Ứng Biến mà thôi!
Bậc hiền-triết thuở xưa thường nói :
« Tâm kẻ làm thuốc lành nghề là viên tướng có tài :
Mà phép dùng thuốc chữa bệnh tức là phép dùng binh đánh giặc.».
Binh có khi đánh thẳng, có khi lừa mẹo ;
Thuốc có khi chữ gốc bệnh, có khi chữa biến-chứng (5).
Binh không luyện sẵn, không thể biết cách đánh trận.
Thuốc không hiểu sẵn, không thể biết cách chữa bệnh.
- Dịch-Công nói :
« Loài người bâm-thụ khí trung-hòa của Trời,đất để mà sống».
« Nhưng ăn, uống, làm-lụng không biết là giữ-gìn, thì những phần thảm-độc của Âm, Dương (6)».
« mới theo chỗ hớ hênh đó mà trở nên quân giặc hại người !».
Nghề thuốc tức là thuật chống giặc của Thánh -nhân.
Không chống ở ngoài bờ cõi, mà chống ở trong sân trước ngõ, ấy là lối trăm phần trăm thua !
Không chữa đến tận gốc rễ mà chữa nguyên trên ngọn,ngoài da ấy là phép trăm phần trăm chết!
Lôi-Công nói :
« Phép sống (7) của nhà làm thuốc, cốt ở biết lựa chiều biến đổi»,
Ví-dụ như:
Khí-hậu Nam, Bắc có phân-biệt ;
Thời Trời rét, nắng có đổi-thay;
Phu-bẩm (8) khác nhau, có kẻ mỏng người dày ;
Mắc bệnh sai nhau, có kẻ Lâu, người mới ;
Những cơ quan ấy không thể không xét cho rõ được!
Đến như:
Bệnh có khi nên bổ, mà lại bỏ nó bằng phép tả nó ;
- Bệnh có khi nên tả, mà lại tả nó bằng phép bổ nó (9) ;
Bệnh có khi đang dùng thuốc lạnh, mà lấy thuốc nóng làm lũ quân hướng-đạo ;
Bệnh có khi đáng dùng thuốc nóng, mà dùng thuốc lạnh làm món dẫn loại-tòng (10) ;
Bệnh ở trên mà chữa dưới (11) ;
Bệnh ở dưới mà chữa trên (12);
Bệnh đồng đó mà thuốc khác :
Bệnh khác đó mà thuốc đồng (13) ;
Nghĩa ấy rất nhiệm-mầu, kẻ học rất nên xét cho sâu sắc.
Tóm lại,
Bệnh là do khí, huyết (14) sinh ra.
Bệnh khí thuộc về Dương.
Bệnh huyết thuộc về Âm.
Cái cơ thắng nhau mà hồi lại của Âm, Dương.
trăm bệnh theo đó mà biển đổi (15).
Vì thế:
Cách chữa bệnh trai, không giống gái ;
Cách xét bệnh trẻ phải khác già.
Xét về y-thuật, vốn có bốn khoa: trông sắc, nghe tiếng, hỏi chứng,án mạch (16).
Tựu trung luận chứng, lập phương, tuy chia riêng từng môn-loại, từng trận-thế : Có tám lối chốt :
có ba phép chính...(17)
Nhưng tìm cho rõ ý,vẫn chẳng vượt ra ngoài sáu chữ《biểu,lý,hư,thực,hàn,nhiệt》(18) mà thôi!
Nếu trong vòng sáu chữ ấy, ta xét nhận được rõ ràng, thì là đã biết được  phần ban-lãnh (19) vậy.
Ấy tức là nghĩa:
Kẻ biết được chỗ côt-yếu thì một câu là xong!
« Kẻ không biết chỗ cốt yếu thì man mác vô cùng! )
Than ôi ! "
Đạo cả là của chung ! Xin cùng với các danh-nho, tài-lữ thông-minh ở trong đời, cùng đem tâm-thần nhà hiểu thấu, để làm món trên thờ-phụng được vua, được cha, mẹ ; giữa giữ được mình ; dưới cứu giúp được mọi người , có lẽ ở cuốn này đã đi hết
cả...

CHÚ GIẢI:
(1) Tâm-pháp : phép truyền dạy riêng ở ngoài kinh-điển, mà thầy, trò phải lấy tâm mà hiểu với nhau. Đó là nghĩa
chính của nó trong các sách nhà Phật. Nghĩa thường thì là:Phép cốt-yếu mà kẻ học phải « thuộc lấy làm lòng ».
(2) Tự-truyện : Lời tựa của người viết sách tự viết lấy.
Thiên «Ly-Tao» của Khuất Nguyên tức là một bài « tự-truyện ».
(3) Theo nghĩa trong sách thuốc thì hư là sức người đã yếu (chính suy), thực là thế bệnh đương găng (tà thịnh).
Cho nên hư chứng là những chứng tỏ ra rằng sức bệnh-nhân đã có cơ không chống nổi bệnh ; mà thực chứng là những chứng tỏ ra rằng thế bệnh đương dữ dội, đồng thời cũng tỏ ra rằng sức người bệnh còn mạnh, đương chống nhau với
bệnh ráo riết.
4) Chữa chính : lấy thuốc nóng chữa bệnh lạnh ; lấy thuốc lạnh chữa bệnh nóng.
Chữa tòng: Trong thuốc chữa lạnh, dùng một đôi vị lạnh làm thuốc dẫn ; trong thuốc chữa nóng dùng một đôi vị nóng làm thuốc dẫn. Người xưa tin các sự-vật trong đời đồng loại thì theo nhau (loại tòng) cho nên bày cách chữa ấy, khác nào người Nhật dùng bọn Hán-gian để đánh nước Tàu ! Vì
thế mà nhiều phương thuốc tàu, ví-dụ như Phụ-tử tả tâm
thang, cam-thảo tả tâm thang, trong một phương mà vừa có vị hàn, lại vừa có vị nhiệt. Lại có khi dùng thuốc nóng để chữa nóng (cam ôn năng trừ đại nhiệt), cũng gọi là tòng-trị.
Cách này hơi giống với thuyết « đồng loại tương chế » (lesemblable guérit le semblable) của một phái trong Tây-y.
Chữa gốc : Chữa đến gốc bệnh,ví-dụ : Chứng phù vì thận yếu mà dùng thuốc bổ thận. Chữa ngọn, cũng gọi là
« thấy chứng chữa chứng ». Ví-dụ : Chứng phù vì thận yếu
mà dùng thuốc lợi tiểu tiện để rút nước ra.
- Công có hai nghĩa ; Nghĩa hẹp, dùng thang đại-thừa-khí làm thuốc hạ (xổ); nghĩa rộng, dùng những thuốc mạnh, có khi có độc để chữa bệnh, Bổ ; dùng những thuốc bổ (forti-fiants) để kéo lại sức cho bệnh nhân.
Nên trước, nên sau : Chứng nào gấp thì chữa trước.
(5) Biến chứng : những chứng phụ thuộc phát hiện sau,
thường là trong khi bệnh đã thêm trầm trọng. Ví-dụ ở người mắc bệnh lao phổi, khi trùng lao ăn tới ruột, sinh ra chứng đại-tiện lỏng. Cũng gọi là nhiễu-chứng (complications).
(6) Âm, Dương, theo các triết-gia nước Tàu thì ban đầu trong vũ-trụ có Thái-Cực, rồi Thái-Cực sinh ra Âm,
Dương. Và Âm, Dương phối hợp với nhau mà sinh ra muôn loài. Các sự-vật trong thế-gian chẳng qua là những biến-hình của sự phối-hợp ấy. Thuyết Âm, Dương trong sách thuốc
Tàu, rất giống với thuyết nhân-điện (magnetisme) ngày nay.
(7) Phép sống : phương pháp tùy nghi thay đổi, khác nào những vật có sống, có đổi dời, chuyển-động.
(8) Phu-bẩm có hai nghĩa. ) Lương- trí, lương-năng mà trời phú cho người.
2) Phần sức-lực, thể chất mà cha, mẹ
truyền lại cho con. Đây theo nghĩa dưới (Constitution).
(9) Tả, đồng nghĩa với chữ « công » nghĩa rộng. (xem trên), « Bệnh mới thì dùng thuốc công mà bổ ; bệnh lâu thì
dùng thuốc bổ mà công ».
(10) Xem ở dấu chữa số [(4)]. Đây tức cũng là cách chữa tòng,
(1) Ví-dụ : dùng thuốc hạ để chữa đau mắt.
(12) Ví-dụ : rịt thuốc ở trên đầu, trên rốn để chữa chứng sa dạ con.
(13) Bệnh đồng thuốc khác, ví dụ : đồng là bệnh
dương-mai nhưng những bệnh nhân đau gan thì không thể dùng thứ thuốc trong có tín-thạch (arsenic) như người khác.
Bệnh khác thuốc đồng, ví-dụ : Bệnh cảm-nắng, bệnh thương-hàn có những chứng dương-minh: nóng to, khát nước, nói xàm ; hai bệnh nhân mắc hai bệnh khác nhau có thể cùng
uống thang Bạch-Hổ,
(14) Huyết là máu, nghĩa ấy đã rõ ràng. Còn khí, nghĩa đen là hơi, nhưng nghĩa thực thì thật là khó hiểu. Có người hiểu là khí nóng trong người (chaleur animal); có người hiểu là hơi nước trong người (vapeurs); có người hiểu là các bạch huyết cầu (leucocytes); có người như các thầy thuốcNhật thì lại hiểu là thần-kinh-hệ (système nerveux), cho nên             (khí-bệnh) họ cắt-nghĩa là bệnh thần-kinh !
(15) Thuyết Âm, Dương trong sách thuốc Tàu .
giống với thuyết nhân-điện ngày nay. Nội-kinh dạy rằng.
« Âm bình, Dương bí, tinh thần nãi-trị ; Âm, Dương ly khuyết, tinh thần nải tuyệt ».
(Âm bằng, Dương kín, tin thần mới khỏe ;
Âm, Dương lìa, khuyết, tinh thần bèn tuyệt).
Như vậy, vấn-đề sức khỏe, trong cả hai thuyết, chỉ là vấn-đề thăng bằng (question d'équilibre) của Âm với Dương. Nếu Âm-Dương thắng nhau thì người sinh ốm đau. Mà nếu mực thăng-bằng đã hồi lại (Âm bình,Dương bí) tức là người được khỏe-mạnh vậy.
(16) Đó tức là bốn cách để xem bệnh (tứ chẩn   
của Đông-y.
(7) Trương Giới Tân (Cảnh - Nhạc) chia các phép
chữa bệnh làm tám trận. Công-trận, bổ-trận, hòa - trận, v.

back-to-top.png