PHƯƠNG & TỂ

30-06-2021

PHƯƠNG & TỂ

Bảy phương.-đặt ra bởi Kỳ-Bá. Ngài cho rằng khí có khi nhiều, khi ít ; hình thể có lúc mạnh lúc yếu, mà phải áp-dụng 6 phép chữa là : Hoãn (chậm), Cấp (mau), Thượng (ở trên), Hạ (ở dưới), Nội (trong) Ngoại (ngoài) khác nhau, cho nên mới lập ra 7 phương để mà chế biến.
Mười tể.- đặt ra bởi Trừ-Chi- Tài(Bắc-Chu), nói rằng 10 thứ thuốc này lấy đại thể mà xét thời không sót một khuyết-điểm nào duy trong 10 tể có thiếu hai khoản là Hàn với Nhiệt mà người đã bổ thêm vào đó cho đủ 12 tể, nhưng kẻ làm thuốc chỉ cốt thuộc lấy phép của 7 phương và 10 tể là có thể chữa khỏi được cả trăm bệnh.
NÓI VỀ BẢY PHƯƠNG
1.-Đại-PHƯƠNG. Khi bệnh có kiêm chứng, tà lại cường-thịnh, nếu không dùng sức thuốc có lực thì sao trừ được. Ví-dụ, như bài Đại-thừa-khí-thang, Đại-thanh-long-thang của Trọng Cảnh một đằng hãn một đằng hạ, đều dùng phân lạng nặng cả, vị thuốc vượt hơn bài Tiểu-Thừa-Khí và Tiểu- Thanh-Long là thế, vậy ta có thể suy đó mà làm.
II.- Tiểu-PHƯƠNG. Bệnh không kiêm chứng, tà khí còn nhẹ ( ở-ngoài)thì thuốc dùng phân lạng nên nhẹ, hể đúng bệnh thôi ngay, cho khỏi thương đến chính khí, như bài Tiểu Thừa Khí chỉ hơi hạ và Tiêu-Kiến Trung, Tiểu-Ôn-Kinh để hơi ôn : Tiểu-Sài-Hồ đề hơi phát tán của Trọng-Cảnh, đều là mục đích hể trúng bệnh thì thôi không nên quá. Vậy ta cũng nên biết đó mà theo.
III.- Hoãn-PHƯƠNG.Cái chứng yếu dai dẳng lâu ngày rồi (hư diên), nếu vội dùng phép chữa lấy nhanh (phiêu kiếp ), thì không thành công, cho nên phải dùng thuốc Hoãn mà hòa, dùng Cam hoãn như là : Chích-Cam-thảo thang, Tứ quân tử-thang dề chữa hư- lao. Lại có khi phải dùng thuốc viên để mà hoãn như : Ô-Mai-hoàn chữa bệnh lỵ lâu ngày.- Lại còn phải dùng nhiều vị để khiên-chẽ, khiến cho tánh thuốc không đến nỗi quá mạnh mà chạy thẳng tuột một chiều, như muốn hoãn thì dùng Thược dược hoàn chữa các bệnh Phong-khí (trúng phong), dùng Hầu-thi-hắc-Tán điều bổ thông-khiếu (nơi trống rống trong người, sau lúc ngoại tà đã giải... mà phải uống trong một thời-gian 49 ngày Lại có khi còn phải uống từ mới hay như bài Bán-hạ khổ tửu đun nước ngậm dần dần và bài Cam-mật bán-hạ-thang cũng theo phép từ ngậm mà nuốt dần mới được.
IV.- Cấp-PHƯƠNG Bệnh thế phát
quá nhanh (cấp), thì thuốc chữa phải cần nhanh hiệu quả như phép Cấp-hạ của Trọng-Cảnh dùng Đại Thừa-Khí ; phép cấp cứu lúc nguy nên dùng Tứ-nghịch-Thang- Song phát-biểu muốn nhanh thời dùng thang tán, công-hạ muốn mạnh thời dùng mảnh-tuấn-phần, phải định bệnh tình thế nào cho hợp mà dùng.
V.- Cơ-PHƯƠNG: Là bài thuốc chỉ dùng có một vị, bệnh đã định rõ, thuốc không cần mượn nhiều vị khác để chế bớt sức mạnh, nghĩa là dùng một vị nào thực bén sắc mà tuyệt hay như Thiếu-am-bệnh của Trong-Cảnh đau cổ dùng Trư-phu-thang, về sau thì dùng Độc-sâm thang, Đôc-phụ thang. Còn như Ngũ-linh, Ngũ vật, Tam-vật, Thất-khí đều là mượn số lẻ (Cơ số) mà đặt tên cho bài thuốc như Thất-Mai, Ngũ-Mai... hết thảy đều ngụ một ý nghĩa đó. Tóm lại Cơ phương là một vị thuốc ít nhưng rất hay.
VI.- Ngẫu- phương trái lại với một vị (đan vị), vào trường-hợp cần phải dùng nhiều vị mà chỉ dùng có một thì lực thuốc yếu, không đủ sức trị được bệnh nên phải dùng nhiều vị hợp lại cho mạnh, ví dụ Trọng-Cảnh dùng Quế Chi Ma-hoàng thời phát biều mạnh nếu không thì sức yếu có ra gì ! Lại như Quế-chi-thang chỉ dùng một Quế-chi nhưng đã có Sinh khương để giúp sức thì đó cũng vẫn còn ngụ ý Ngẫu ; đến như : Thận khí-hoàn quế phụ cùng dùng, Đại-kiến-trung. tiêu-khương cùng dùng : Đại-thừa-khí tiêu-hoàng cùng dùng đều không ngoài ý đó.
VII.- Phức- PHƯƠNG có nghĩa là trùng-phục, như hai chứng cùng thấy thì dùng hai phương hợp lại mà chữa nếu vài ba chứng thì dùng vài ba phương hợp lại làm một, như bài Quế-chi-Nhị-Việt-tỳ-Nhất-thang, là hai phương hợp làm một ; Ngủ-tích tán là do sự cấu-tạo của mấy phương; Còn khi lấy một phương làm gốc chỉ gia thêm vào các vị khác như Điêu-vị thừa-khí-thang gia :Liên-kiều, Bạc hà Hoàng-cầm, Chi-tử, làm bài Lương Cách-tán, lại thêm:Ma-hoàng,Phòng- phong, Bạch-truật, Chỉ-xác, Hậu-phác làm bài Thông-thánh tán, vì bệnh càng nặng thì thuốc càng nhiều.- Kỳ- Bá, nói rằng : dùng cơ mà chẳng khỏi bệnh ; thì phải dùng ngẫu, đó là phức phương, nên mới dùng đai-tể cho đến khỏi. Lại nói : Ngẫu mà không khỏi thời phản tá mới được. Đó là nói hàn nhiệt, ôn, lương trái lại với bệnh. Ấy là nóng lạnh ít có thể, chứ nóng lạnh nhiều thời phải xét đến Dị-khí nghĩa là phản-tá theo với khí của nó liệu thế nào cho hợp nóng lạnh trước sau mỗi khi một khác chứ không nhất định. Thế là ngoài 7 phương lại còn có phép phản-tá nữa vậy.
NÓI VỀ MƯỜI HAI TỂ
I.- Bổ-TỂ (kém thiếu thì phải bổ) nhưng :
1- Tiên-thiên bất-túc thì bổ thận dùng :Luc-vị-hoàn, Thận-khí-hoàn, Nhị-tiên-giao...
2- Hậu-thiên bất túc thì bổ tỳ dùng :Tứ.quân-tử, Quy-tỳ-thang, Bồ trung-thang
3- Khí yếu thì bổ phế dùng:
Nhân Sâm.
4 Huyết-kém thì bổ can dùng:
Đương Quy.
5- Thần kém thì bổ tâm dùng:
Táo-nhân.
Tuy vậy phải xét đến âm-dương, nặng nhẹ thế nào mà dùng thì bổ mới hay.
II.- Trọng-TỂ :Khiếp nhược thì khí phù, phải dùng trong-tể để đè chặn cho yên đi Có 4 thứ:
1– Kinh thì khí loạn, nên dùng: Hồ-phách-chí-bảo đơn.
2 Khủng thì khí hạ, nên dùng : Nhị-gia-long-cốt thang, Từ-châu hoàn, Trầm hương...
3- Nộ thì khí nghịch, nên dùng : Sinh-thiết-lạc-ầrm, Lô-hội hoàn, Công- đàm-hoàn.
4.- Hư thì khí phù, nên dùng : An-thần hoàn. Còn như những bài Đại-giả-thạch-
thang, Phong.dan-thang, đều nên tùy ý suy xét mà lựa chọn.
III.- Khinh-TỂ (để trừ bỏ thực tà). Tà khí của Phong Hàn trúng
vào mình người ta, mụn nhọt ghẻ lở sinh ra ở tay chân thân thể, đều nền dùng Khinh-tể để bốc lên cho giải tà khí ra ngoài, Trọng-Cảnh dùng Ma quế, ngày nay người ta dùng Nhân sâm bại-độc-tán, Hương-tô- ẩm,Hương nhu-Bạch - chỉ. Bạc - hà, Kinh. giới, hoặc dùng Tiểu-sài-hồ làm bài hòa tán chung, cứ gia-giảm mà dùng có thể hòa được Vinh-Vệ, thực tà những phép trừ được mọi tà-khí có thể châm chước thường dùng.
IV.- Tuyên-TỂ (để trừ các nơi ủng-tắc). Bệnh ở đầu, mắt, mũi, cắn răng, họng tắc, thực-đàm kết ở ngực, thủy-hỏa giao kết khí nghịch lên, ủng tắc đầy dẫy lên, phép chữa lúc này nên làm tuyên-đạt, hoặc cho hắt hơi, hoặc cho nôn mửa, hoặc làm cho tiêu tan ra, như dùng : Viêt-cúc-hoàn, Tiêu dao-tán. Cũng đừng quên những bài như Tứ-nghịch-tán, Cửu-khí-hoàn đều là có ý nghĩa tán cả đấy,
V.-Thông- TỂ (để hành trệ, nghĩa là làm cho lưu thông những chỗ tích đọng). Hỏa-khí uất-trệ nên dùng thông-tế cho lợi đường tiểu tiện; bị đọng ở phần khí phải dùng Mộc thông, Hoạt-thạch, Lục-nhất-tán; trệ ở phần huyết nên dùng : Phòng- kỷ, Đạo-xích-ầrm, Ngủ-lâm-tán.
Nên nhớ : Những vị lạt đều lợi tiểu tiện vì thuộc với tính của Kim thủy .Còn những vị vỏ trắng, rỗng ruột cũng đều lợi tiểu-tiện là vì nó tựa giống hình dạng văn-thớ của Tam tiêu.
VI.- Tiết-TỂ Trừ được nơi bế tắc, Tà thịnh thì bế tắc phải dùng tiết-tể mà thông cho xong (như phép hạ cho đi ngoài).
Sau đây là những tiết-tể: - Bị-cấp-hoàn tả hàn-thực
2- Thừa khí thang tả nhiệt thực.
3- Đình-lịch-tả-phế-thang tiết được khí.
4- Đào-nhân-thừa-khí-thang tiết được huyết.
5- Thập-táo-thang tiết thủy.
6- Bí-phương hóa-trệ-hoàn công
tích.
Những phép tiết trên đây, phàm khi cần phá hay lợi xin cứ do đó mà tìm.
VII.- Hoạt-TỂ làm cho trơn và thông được những nơi tích đọng, như những chứng lưu-tích lại không hết : đàm kết đặc ở họng, đi tiều đục, ruột già bị tích sinh ra kiêt-lỵ thì hết thẩy đều nên hoạt-trạch nghĩa là làm cho sạch những cho kết đọng đi.Qua-sương- đông, Quỳ-tử-tán, Du- bì–ẩm là 3 phương của chứng-lỵ.
VIII.- Sáp-TỂ làm cho săn-sít lại, như đi ngoài tuồn-tuột (tả mãi), són đái nhiều, hoạt tinh, ra mồ hôi nhiều vong dương, thì nên dùng thuốc sáp để thu liễm lại :
Lý-trung-thang, Đào-hoa-thang để chỉ chứng tả tuồn tuột mãi. Sâm-kỳ truật-phụ thang để chỉ
chứng ra mồ hôi nhiều quá. Lưu-hoàng-thang để chỉ chứng mồ hôi trộm. Cố tinh-hoàn, Thiên-hùng-tán để chỉ hoạt tinh. Truật-phụ-thang đề chỉ tiểu-tiện đi quá. Tóm lại thì : Mẫu-lệ, Long-cốt, Hải-phiêu-tiêu đều lấy chất mà thu sáp.
Ngũ vị, Kha tử lấy vị mà thu sáp. Liên-phòng, Tông-khôi, Ma-hoàng- căn thì tính thu sáp còn tùy theo ở sự gia thêm của vị khác có đúng với Hàn, Nhiệt, Khí, Huyết mới được công hiệu.
IX- Thấp-TỂ tưới nhuần được sự khô ráo, phong nhiệt bừng bừng uất ức thì huyết-dịch khô kiệt sinh ra bệnh ráo.
- Ráo ở trên thì sinh ra khát hoặc phế nuy (lao phổi), nên dùng Nhân sâm-bạch hổ gia Hoa-phấn; Quỳnh ngọc-cao ; Cứu-phế-thang.
.- Ráo ở dưới thì kết, dùng Ma
nhân-hoàn, Thung-dung-hoàn.
.-Ráo ở ruột thì cách thực (ăn khó tiêu, đọng ở khoảng Cách-mô) dùng : Đương-qui-chi-ma-hoàn.
.-Ráo ở gân thì co quắp, dùng :
A-giao trúc-nhự-thang,
Tóm lại : Dưỡng-huyết thì dùng

Đương qui, Địa-hoàng. Sinh-tân thì dùng Mạch-đông, Hoa-phấn. Ích-tinh thì dùng Câu-kỷ, Thỏ -ty.
Là do người biết dùng mới rộng đường cứu chữa,
X.-Táo-TỂ làm cho khỏi ẩm ướt, nhưng phải phân :
1- Ngoại cảm khí ẩm thấp nên dùng : Thần-truật-thang cho ra mồ hôi.
2- Thấp nổi lên sinh đàm nên dùng : Nhị trần-thang để cho xuôi xuống.
3 Thấp-đình lại không đái được nên dùng : Ngủ - linh - tán cho thông.
4 Thấp ở dạ dày nên dùng :Bình -vị-tán.
5- Thấp ở tỳ nên dùng, Thận- chứ-thang.
Đều là chữa ẩm lạnh (hàn thấp) vậy. Song lại còn chứng ấm nóng. (Nhiệt-thấp) nó rất kỵ thuốc ráo, phải nhớ dùng : Khổ kiên thanh-lợi mà chữa như : Tri mẫu, Phòng-kỷ thang, Hoàng-bá tán đều nên để ý.
XI.- Han-TỂ để chữa những chứng nóng. Chứng nóng với lạnh (hàn nhiệt phép chữa rất đa-đoan phiền-phức. Như Thương-hàn,Ôn-ngược, Hư-lao sao đều có chứng nóng cả mà không thể dùng chung thuốc lạnh để chữa ? Là chứng bệnh khác nhau thì cách chữa còn do sự tiến thoái xuất-nhập không chừng, phải tùy lúc mà định. Nhưng thông-thường thì ta có thể tạm biết,Thuốc-Cam-hàn như : Bach-hổ thang, Cam lộ-ẩm.

Thuốc khổ hàn như : Kim-hoa- thang, Long-đảm-tả can-thang.
Đại-để : phế-vị cơ nhiệt nên dùng : Ngân, Kiều, Thạch-cao.
Tâm phúc nhiệt nên dùng : Cầm, Liên.
Can thận nhiệt nên dùng: Hoàng bá Tri-mẫu, Đảm-thảo.
XII.- Nhiệt-TỂ để chữa chứng lạnh. Hàn là âm khí, tích dương thành nóng thì phải chế hàn, dùng thuốc tân-ôn như : Phụ.tử-thang.
- Phụ-tử-tế tân-thang để chữa hàn ở kinh Thái - dương, Thiếu âm.
- Tứ-nghịch-thang, Lý-trung- thang chữa hàn ở tỳ thận. Ngô-thù-du-thang, Ô-mai-hoàn -
chữa hàn ở Can.
Thanh-long-thang chữa hàn ở phế
- Phỉ-bạch-tửu chữa hàn ở tâm- Hồi-dương cứu-cấp thang gồm chữa các chứng hàn ở trong.
.-Quế-chi-thang gồm chửa hàn ở ngoài.
Không thể kề hết phương ra đây được, ta nên xem thêm ở các sách, Nội-kinh chỉ ghi rõ hai phương Cơ với Ngẫu.Phương của Trọng Cảnh cùng 7 phép thực đã đầy-đủ. Tuy xưa không nói đến 10 tể nhưng ý của 10 tể đã ngụ ở trong. Thế rồi, tự Trừ-chi-Tài(Bắc Chu) lập ra 10 tể, về sau người ta tại thêm 2 tể Hàn-Nhiệt để cho hậu thế án chứng sử phương được thêm tinh tế bội phần... 

back-to-top.png