DƯỢC TÍNH CA

DƯỢC TÍNH CA

Thông tin chi tiết

DƯỢC TÍNH CA
Giới Thiệu
Cụ lương y Nguyễn Văn Bào (1913 – 1997) sinh trưởng tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, trong một gia đình vừa là nhà nho nghèo, vừa là nghệ nhân dân gian nổi tiếng cuối triều nhà Nguyễn. Cha của cụ là cụ Nguyễn Lương Châm, chuyên dạy nhạc cổ và vẽ tranh truyền thần. Trong cuốn Hành Thiện xã chí có ghi rõ chi tiết về cụ Cả Châm là người trọng nghĩa khinh tài, sống thanh đạm, không ham danh vọng.
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, cụ Bào đã tham gia chính quyền ở huyện Hải hậu, tỉnh Nam Định. Sau đó, Cụ đã tham gia Kháng chiến ở nhiều tổ chức khác nhau: Thanh Niên cứu quốc, Mặt trận Việt Minh - Liên Việt,làm cơ sở cho hoạt động bí mật ở vùng địch hậu,dạy Bình dân học vụ, tham gia Hội Đông y ở huyện Hải Hậu và tỉnh Nam Định.Từ năm 20 tuổi, cụ Bào đã say mê nghiên cứu về Y học qua các tài liệu Đông và Tây y,Trong quá trình chẩn trị, xem mạch, kê đơn & bốc thuốc, cụ bào đã kết hợp nhuần nhuyễn
kiến thức và kinh nghiệm cả Đông và Tây y của các bậc tiền nhân Việt Nam như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh,... Không những thế, cụ Bào còn tự mày mò, tranh thủ những kiến thức tự học từ Trung Quốc và Tây y trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân. Các loại thuốc Tây như Dagénan, Sulfa, B-Vitine, được Cụ dùng thường
xuyên để trợ giúp cho thuốc Bắc, thuốc Nam
trong quá trình chữa trị. Khi châm cứu, Cụ để tâm nghiên cứu kĩ về con người, môi trường và
khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam nên Cụ đã có nhiều sáng tạo, vừa châm, vừa bồi dưỡng bằng thuốc tế do Cụ và gia đình tự bào chế, nên kết quả chữa trị rất mau và có hiệu quả. Các bệnh nan y lúc bấy giờ như “thương hàn nhập lý”, “lao”,... được Cụ phân biệt rất rành mạch,chi tiết và có giải pháp hữu hiệu. Chẳng hạn như bệnh “lao”, nếu là “lao lực” thì chủ yếu là “bổ” (như bổ thận, bổ tỳ, bổ gan, bổ phế,...).
Nếu là “lao” đã có vị trùng kok thì ngoài “bổ"
còn phải “tả” như dùng thường “xuyên tiêu”
miền núi gọi là mắc-khén). Với bệnh thương hàn nhập lý” phải lập tức đưa “nhiệt” vào trong để đẩy “hàn” ra ngoài, nhưng phải dựa theo sức chịu đựng của bệnh nhân. Những bệnh khác như: “hen mãn tính”, Cụ lại điều trị theo thời tiết (thời sinh học), chủ yếu là cấp cứu cho qua cơn hiểm nghèo rồi dưỡng sức cho bệnh nhân
bằng cách giải cảm rồi bổ tăng lực. Cụ không dùng cách của Tây y là tiêm Éfédrine, hoặc như Nam y cho hút “cà độc dược”. Các cách đó không giải quyết được bệnh mà chỉ tăng sự lờn
thuốc của bệnh nhân, dẫn đến bệnh nặng hơn.Có những bệnh như “vô sinh”, qua xem mạch,cụ tìm chính xác từng lý do, do người nam hay nữ, do sức yếu hay bệnh tật,.. rồi mới tiến hành điều trị cụ thể. Chúng tôi biết có ca bệnh từ Phú Thọ về chữa trị, gia đình cán bộ, lại là con trưởng, sau khi có con trai, họ rất mừng và biết ơn Cụ rất nhiều.
Trong điều trị, Cụ còn mạnh tay, táo bạo,nhuần nhuyễn và chuẩn xác trong việc dùng sự “khắc - chế” của dược tính. Chẳng hạn, con trai út của Cụ, do cảm lạnh, bị ngất ở lớp học thầy và trò xúm lại khiêng về nhà, Cụ đã là tức dùng lượng lớn“Phụ tử”quá ngưỡng cho phép mà có hàng thuốc không dám cân, sợ liên lụy, Cụ phải đứng ra chịu trách nhiệm, họ mới bán. Ở đó cụ đã dùng vị mát để khống chế và con trai cụ đã qua cơn hiểm nghèo. Một ca bệnh nữa mà chúng tôi biết, hồi ở Trinh Cát lần thứ nhất, một bệnh nhân ở thôn Bạch Long, xã Đông Hoàng
huyện Tiền Hải đã được Cha sứ đặt Thánh giá lên ngực, rồi làm lễ rửa tội, Cụ đã cứu sống người bệnh. Họ ơn Cụ như cha đẻ và đưa quà đến bắt gia đình phải nhận”. Một lần khác, Cụ đang ngồi chơi Tổ tôm với các cụ ở trong thôn, có một bà hàng xóm chạy sang kêu cứu cho chồng đang lên cơn hen, tắc thở. Cụ vẫn “dửng dưng” ngồi
đánh bài, sau đó bảo cô con gái Cụ vào nhà lấy mấy viên “bách giải”, đưa cho bà ấy mang về cho chồng uống. Thấy chúng tôi có vẻ bức xúc,
Cụ liền giải thích “ông chồng bà ta bị hen mãn tính, do thời tiết thay đổi mà lên cơn hen nên phải chữa cảm trước, không thể chữa như Tây y hoặc Nam y cổ truyền được! Đúng như vậy,
chỉ khoảng nửa tiếng sau, bà hàng xóm đã sang cảm ơn Cụ vì chồng đã qua cơn hiểm nghèo.
Cụ không những nổi tiếng về điều trị mà còn giỏi về y lý. Cụ đã trực tiếp đi giảng bài
các Trường Y tế của Nhà nước, của Hội Đông y và tại các Trạm xá của huyện, của xã, Quân y (khi về sơ tán ở địa phương). Cụ giải thích cận kẽ, chuẩn xác các nguyên lí xem mạch, châm cứu,các bài thuốc cổ truyền như “Lục vị”, “Bát
vị”. “Thập toàn đại bổ”,... và những lý do phải gia giảm, phải “thăng 3 nhát gừng”, phải “thăng
ma”, phải “trạch tả”, phải thay “cam thảo”
bằng “chích thảo”, thay “sinh khương” bằng "can khương". Có lần, tại lớp học của Quân y, có học viên đã thắc mắc: Bệnh ruột thừa chỉ có thể cắt bỏ, làm sao mà châm cứu lại khỏi được?.
Lúc đó, lý thuyết “thông tin” chưa được phổ cập như bây giờ nhưng Cụ đã giải thích “Sự sống
của mọi loài phải gắn liền với môi trường sống của nó. Nếu bằng cách nào đó mà cắt nguồn "hậu cần", hoặc tạo ra môi trường không thích hợp với chúng thì lập tức sự sống bị dừng lại,
giống như trong quân đội bị cắt mất nguồn “hậu cần” và chính “châm cứu” đã làm việc đó! Với kinh nghiệm và trình độ lý luận của mình, Cụ đã truyền nghề cho nhiều Bác sỹ, Y sỹ và các cụ Lang ở nông thôn. Cụ cũng đã sáng tạo nhiều bài thuốc mà bây giờ trở thành thuốc gia truyền như : ngọc đĩnh, bách giải, thấp khớp, điều kinh
bổ huyết cho phụ nữ, chữa trị “lao”,...
Cụ còn sáng tác trường ca để giải thích nguyên lý của xem mạch, cấu trúc cơ thể người, từ nội tạng đến ngoại vi, cách phân biệt, cách
nhớ các bộ máy, vị trí các điểm trong hệ kinh lạc, các cách chẩn trị như Vọng, Văn, Vấn, Thiết dưới dạng ca dao nên rất dễ nhớ, dễ thuộc cho
những người ở trong nghề Y.
Cụ để lại rất nhiều tài liệu như Đông y diễn ca, Dược tính ca, Mạch quyết ca, Phép bào chế,... Các bài luận về Phép chữa bệnh, Kinh nghiệm phương, Phép xem Lưỡi - Khoa thuốc xứ nóng, phép xem Ngực, Bụng, phép chữa các
chứng bệnh, tổng hợp các phương thuốc chủ yếu, phân loại Dược vật,...
Chúng tôi tự thấy, đây là những thành quả rất quý mà cả đời Cụ đã dày công lao động, học tập và nghiên cứu rồi để lại cho con cháu.
Chúng tôi nghĩ rằng nếu được giới thiệu với quý
độc giả, hi vọng sẽ giúp được nhiều người có thể tự chăm lo sức khỏe của bản thân và những người chung quanh, bảo vệ cái vốn quý nhất của
con người, như Ngài cựu Chủ tịch WHO, Erin Miles đã nói: “Sức khỏe tuy chưa phải là tất cả nhưng nếu không có sức khỏe thì những thứ còn lại đều mất hết ý nghĩa”.
Với ý nguyện như thế, chúng tôi sẽ lần lượt
giới thiệu với quý bạn đọc những tài liệu trên của Cụ. Do trình độ có hạn, chúng tôi xin giới thiệu trước phần Dược tính ca. Việc biên soạn
chắc không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong quý độc giả thịnh tình lượng thứ và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình và nhân hậu.
TP.HCM, ngày 30-04-Giáp Ngọ
Nguyễn Thành Long.
Nguyễn Mộng Hùng (hiệu đính).
Nguyễn Trường Kỳ.
Nguyễn Duy Hưng.
Nguyễn Quốc Chánh (hiệu đính).

DƯỢC TÍNH CA
(Các vị thông thường)
Lương y: Nguyễn Văn Bào
Các loài cây cối cỏ hoa,
Nào là đất đá, nào là chim muông.
Với người cùng đứng trong trời đất
Với người cùng tính chất Âm Dương.
Vậy đem tính vật hay riêng,
Điều hòa các chứng cảm thương cho người
Sâm: lắm nhựa bốc hơi tỉnh Dạ.
Kỳ: lắm mầu thông khí bổ Tỳ,
Sinh Huyết chi bằng Đương quy,
Phá thì dùng Vỹ, Bổ thì dùng Thân.
Địa hoàng ấy tưới (1) nhuần Tỳ Thận,
Hoài sơn kia bổ lẫn Phế + Tỳ.
Sơn thù bóc bỏ hạt đi,
Liễm Gan vững Thận thường khi vẫn dùng
Hút Thận khí, giấm nung Từ thạch,
Yên Tâm thần, nghiền mạt Chu sa.
Thảo, Táo vừa bổ vừa hòa,
Thảo hay giải độc, Táo đa sinh trùng.
Mạnh Dương khí, Lộc nhung cường kiện,
Bổ Âm tinh: Quy bản thanh lương.
Phụ tử: nóng Thận thông Dương.
Nhục quế bổ Hỏa, Can khương ôn Tỳ.
Nối Gân cốt, ấy thì Tục đoạn.
Mộc qua trừ Hoắc loạn chuyển Gân.
Ngưu tất trị chứng đau chân,
Bên mình đau lệch dùng Tần giao hay.
Trị đau lưng chi tày Đỗ trọng,
Cứng xương gân, công dụng thần kỳ.
Bạch truật bổ ích chân Tỳ.
Xương truật trị Thấp, phong tê cũng dùng.
Hạt cau sát giun trùng tiêu trệ,
Vỏ Rụt trị Tỳ khí điều hòa.
Rút nước trệ: Nụ Vối hoa (Ngô thù).
Tan xuôi khơi thở, ấy là Gừng tươi.
Vững Tinh khí, nghiền tơi Long cốt.
Yếu Thần hồn: sao hột Táo nhân.
Nhân bách: Liễm khi yên Thần.
Nắm cơm (Ngũ vị) liễm khí sinh Tân khỏi phiền,
Hạt Cốt khí (Phá cố chỉ) hay ôn Thận tiết
Xà sàng trừ ngứa nhiệt Âm hay.
Tua sen thu sáp thần kỳ,
Hạt sen ngon mát bổ Tỳ thanh Tâm.
Nhục thung dung bổ Thận âm, ích khí,
Mạnh Gân: này Thiên lý (Ba kích) ôn Gan.
Quả lý (Ích trí) tẩm muối sao lên,
Vững vàng cuống Cật khỏi liền đái đêm.
Viễn chí nhục: nhập Tâm định Trí,
Thạch xương bồ: mở trí thông minh.
Quả Cẩu khởi (Kỷ tử) bổ hư khỏi ráo.
Hạt vừng đen nhuận Táo bổ Trung.
Mát Phổi: Thiên + Mạch môn đông,
Rút Đờm thông Phổi thì dùng Phú hoa.
Thạch hộc bình hòa bồi bổ Thổ,
Sa sâm nhuần nhã khéo thanh Kim,
Ngọc Trúc: nhuần tưới Phổi Tim.
Bổ Âm, giải nóng: Huyền sâm nên dùng.
Chạy bốc nọ: Xuyên khung hành huyết,
Giải nóng kia: Thược dược bình Gan.
Phá ứ huyết; dùng Đào nhân,
Mần tưới: trục ứ, sinh Tân tiêu Hà.
Sẩy huyết dùng Keo Lừa (A giao) bổ lại
Củ Ráng sao, Lá Ngải, Bồ hoàng.
Sản huyết chướng dùng Gỗ Vang,
Có Thai thũng huyết Tiên đằng hiệu thay.
Thai rong huyết: Rễ Gai uống đỡ,
Đái huyết đau: dùng Ngó sen thông.
Mẫu đơn: Tiết huyết ở trong,
Hồng hoa tiết huyết ở vùng ngoài Da
Hành huyết trệ: Rượu hòa Hương phụ.
Tan huyết uất: dùng củ Nghệ vàng.
Ngũ linh: trị chứng đau băng.
Huyền hồ: đau đớn mọi đằng đều hay ..
Tẩy nùng Phổi: hạt Đay rất mạnh.
Lợi ráo Phổi: Nhân Hạnh cũng hay
Long đờm: Bối mẫu + Trà dây
Rút đờm: Mông thạch cùng nay Bưởi hồng.
Ráy chuột (Nam tinh) tán đờm phong mau chóng ,

[chú giải:(1)Nguyên bản: rưới – từ địa phương.]

Sản phẩm khác

NGUYÊN QUỐC CHÁNH

NGUYÊN QUỐC CHÁNH

Giá: Liên hệ
back-to-top.png