PHÉP CHỮA THỦY THŨNG CỦA NGƯỜI XƯA

17-01-2020

PHÉP CHỮA THỦY THŨNG CỦA NGƯỜI XƯA

Khái niệm: Người xưa chữa thủy thũng không nhất thiết chỉ chú ý đến ba tạng Tỳ - Phế - Thận: - Tỳ chủ vận hóa. - Phế chủ khí, trị tiết. - Thận chủ ngũ dịch, hành thủy. Khí của năm tạng hóa dịch được là do thận;dịch của năm tạng lưu hành được là do khí, thuộc phế; hai tạng phế - Thận chuyển thâu tinh khí,lưu hành trên dưới khắp nơi lại thuộc Tỳ (Tỳ chủ vận hóa). Cho nên sách Nội kinh nói : « Chư thấp thũng mãn giai thuộc vu Tỳ), lại nói:« Tam âm kết vi chi thủy. Tam âm là chỉ vào phế tỳ thận, tà kết ở tam âm thì thủy khí không vận hành, mà tràn đầy ra bì phu thành thủy thũng.

Đó là do thận dương suy, không tự chế được hàn thủy, không ôn dưỡng được tỳ phế ; phế không thông điều được thủy dịch, ở thượng nguồn ủng tắc; Tỳ không bố tán được tinh, quan môn không lợi tụ thủy thành thũng. Cho nên sách Nội kinh lại nói: « Thận là chí âm, phế là thái âm,gốc ở thận mà ngọn ở phế đều thuộc thủy.Thận là cửa ngõ đưa thủy dịch cặn bã ra ngoài, cửa ngõ không thông lợi, cho nên tụ nước lại mà đầy tràn ra bì phu sinh Phù Thũng.

1.1 - Phép chữa thủy thũng của người xưa: - Người xưa căn cứ vào nguyên nhân triệu chứng xuất hiện trên lâm sàng mà chia làm sáu phép chữa cơ bản, tùy triệu chứng và linh hoạt vận dụng, đơn phương hoặc kết hợp. 1 - Phép hãn: Dùng trong trường hợp thủy thũng ở bì phu xuất hiện triệu chứng phù từ ngang lưng trở lên, đặc biệt là đầu mặt.Những vị thuốc thường dùng như ma hoàng, Tử phù bình, tử tô, phòng phong...

- Phối hợp với tuyên phế: (Phế chủ bì mao) gia hạnh nhân cát cánh, Tang bạch bì. (khai thượng nguồn lợi hạ tiêu). - Phối hợp với lợi niệu như: Xa tiền, cối xay...

2 – Lợi niệu: Dùng trong trường hợp phù tại lý, xuất hiện triệu chứng phù từ ngang lưng trở xuống, đặc biệt dưới chấn rõ rệt hơn. Những vị thuốc thường dùng như : xa tiền, trach tả, phục linh, chư linh, đại phúc bì, đông qua bì, mộc thông, phòng kỷ...

3 – Táo thấp cũng dùng trong Trường hợp phù tại lý, xuất hiện triệu chứng: bụng đầy lưỡi nhớt, rối loạn tiêu hóa. Những vị thuốc thường dùng như:thương truật, hậu phác, bán hạ, sa nhân,Nhục đậu khấu nhẹ thì hoắc hương, phật thủ để phương hương hóa trọc, nặng hơn thì khổ ôn, tân táo. Tất cả thuốc hóa thấp không tách khỏi tỳ vị,cho nên bao quát hòa Vị và kiện Tỳ.

4 – Phép ôn: Dùng cho thủy thũng ở phần lý, xuất hiện triệu chứng tiểu tiện ít, do bàng quang khí hóa chưa kịp, hoặc Tỳ thổ không khắc chế được thận thủy sinh thận dương hư. Thuốc thường dùng như: hắc phụ tử, nhục quế, thục tiêu, chủ yếu là làm ấm thận dương. - Kết hợp bổ thận như : thục địa, sơn thù nhục;đó là không trực tiếp thoái thũng mà thủy thũng tự tiêu.

5 - Trục Thủy:Dùng trong trường hợp thủy tại lý, nhị tiện bị sáp, dẫn đến ứ nước bụng trưởng đầy. Thuốc thường dùng như Đại kích, cam toại, thương lực, đình lịch tử, hắc sửu,nước theo đại tiện ra ngoài.

6 - Lý khí: Phép lý khi dùng trong trường hợp thủy khí tại lý, bụng trướng đầy. Thuốc thường dùng như: Mộc hương, thanh bì, trần bì, chỉ xác, trầm hương (khí hành thì thủy tòng) đó là không trực tiếp thoái thũng mà thủy thũng lui III -

Nguyên tắc chung: Trong sáu phép trên được chia làm hai loại:

1 - Trực tiếp thoái thũng, gồm; phát hãn, lợi niệu, ráo thấp, trục thủy.

2 - Gián tiếp bao gồm: ôn hóa, lý khí kiêm tuyên Phế, hòa Vị kiện Tỳ.

Thực tế trên lâm sàng táo năng thắng thấp và thủy thấp đều theo tiểu tiện ra ngoài cho nên táo thấp và lợi niệu cùng dùng lại nhân khí hành thời thủy tòng, cho nên phát huy tác dụng lý khí rất tốt. Tùy theo tình huống bệnh tình và kết hợp hai hoặc ba phép chữa, Thí dụ: Phát hãn lợi niệu cùng dùng; Ráo thấp kiêm kiện tỳ; Ôn hóa kiêm bổ Thận. Tóm lại trong xử phương phải linh hoạt vận dụng, tránh đơn thuần. Ngoài sáu phép cơ bản trên, còn có nhiều phép chữa khác như: Bổ khí dưỡng âm, sinh tân v.v... đó là mối quan hệ rất cơ bản, cái đặc thù ấy tùy theo tình huống bệnh tình và tài năng của thầy thuốc mà linh hoạt vận dụng không bó khuôn. Nếu như lý nhiệt phải thanh lý thì dùng thêm thạch cao, hoạt thạch, liên kiều .v.v.. Song phải phân biệt chủ, thứ.Không đơn thuần là nhiệt, mà chủ yếu là Thủy, Đồng thời,dùng thuốc thanh nhiệt để chữa thủy thũng nhưng thuốc thanh nhiệt đó phải có tác dụng thanh nhiệt kết hợp táo thấp hoặc lợi niệu như: - Hoàng liên thanh nhiệt lại đắng ráo. - Hoạt thạch thanh nhiệt lại thảm lợi. - Mộc không thanh nhiệt lại đắng lạnh lợi niệu. Tóm lại, dùng thuốc gia giảm không thể tách rời sáu thép cơ bản trên.

Đó là thuộc tính nguyên tắc, không thể tách rời phạm trù linh hoạt vận dụng. Có nghĩa là phép chữa phù thũng của người xưa không cố định, không đồng nhất mà là linh hoạt kết hợp cụ thể, không theo một phương cố định không chỉ theo chứng mà theo nguyên nhân, kết hợp với quá trình chuyển biến bệnh tình, thông qua sinh lý, bệnh lý, qua biện chứng luận trịmà đề xuất phép chữa,rồi vận dụng phương dược cho xác đáng.

back-to-top.png