CÓC

30-06-2021

CÓC
TÊN KHOA HỌC:Bufo vulgaris schl
Họ cóc (Bufonidae).
TÊN KHÁC Thiềm thừ,
BỘ PHẬN DÙNG: Thịt và xương. Có nơi chỉ dùng 2 đùi đã lột da.
Chọn cóc: Dùng loại cóc da vàng hay hơi đen hoặc có đốm trắng ở đầu hoặc có chữ bát ở bụng. Không dùng loại có mắt đỏ hoặc có hai sọc xanh hoặc có vết chữ tiền ở bụng vì loại này độc.
THÀNH PHẦN: Mủ cóc rất độc, trong mủ có Bufoto - xin, Bufotonin v.v..có tác dụng trên tim. Gan và trứng cóc rất độc.
Thịt cóc độ ẩm từ 4,2%.
Protit 53.3%.
Lipit 12,6 %
Độ tro 23,5%. Trong protit có nhiều axit amin có giá trị.

CÔNG DỤNG: Thịt cóc dùng cho trường hợp suy dinh dưỡng của người lớn và trẻ em.

Bào chế theo Nam dược: Chọn cóc như trên, sống, nặng trên 50g. Chặt dầu từ 2 u mắt trở lên, chặt chân, rạch da lưng, lột bỏ da, mổ bỏ hết phủ tạng.

Không được để mủ và phủ tạng, trứng cóc dây dính vào thịt. v.v.. Dùng giấy bản lau sạch máu rửa kỹ trong nước muối 1% 1-5 lần. Kiềm tra xem còn sót trứng, gan, mật hay không.

Để ráo nước xếp vào khay. Sấy khô giòn ở 70-80⁰C
Tán thành bột, rây.

Sấy lại 1 giờ để nguội.Đóng lọ khô và tiệt trùng, thử dộ ẩm phải dưới 5%.

Thử độc tính trên cá vàng nặng 25g. Nếu cá không chết với liều 0,05g bột cóc thì bột dùng được (phương pháp viện Đông y).
Một con cóc cho 4-5g bột.
CÔNG THỨC: Viên cam cóc-(viện Đông y):
Bột cóc
* 6 kg.
Bột trứng gà : 1,5kg. Chuối tây sấy: 9 kg.
Làm thành hoàn 1,5 g. Ngày dùng 2 hoàn.
BẢO QUẢN: Lọ kín, lót vôi cục. chống ẩm, sâu ,dòi,bọ. 
 
 
 

 

back-to-top.png