CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP

26-05-2018

 

*   ZONA (Bào chẩn, Đới trạng bào chẩn, Giời leo):

zona_herpes_zoster_tedavisi,_zona_hastalığı_resim,_görsel,_video_.

     Bệnh Zona hay Herpes Zoster trong Đông y có nhiều tên gọi như Hỏa đới sang, Xà đơn, Xà xuyến sang, Tri thù sang, Giời leo… Là một bệnh ngoài da có mụn phỏng nước cấp tính, có đặc điểm là những thủy bào tụ thành hình đai mọc theo đường dây thần kinh một bên người, kèm theo triệu chứng đau như lửa châm và các hạch bạch huyết ngoại vi sưng to. Thường gặp ở người trưởng thành, mắc bệnh một lần hết bệnh, rất hiếm mắc bệnh lần thứ hai. Bệnh do virus Herpes, cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu nên có tên là Varicella zoster virus.

*   ECZEMA (Thấp chẩn, Chàm):

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức

 

   Chàm trong Đông y có nhiều tên gọi như Thấp chẩn, Anh nhi thấp chẩn (chàm trẻ em), Ấm nang thấp chẩn (chàm vùng hội âm). Bệnh gồm hai thể cấp và mạn tính. Bệnh thường có những đặc điểm như hình thái tổn thương là đa dạng, thường là đối xứng, ngứa và nhiều lần tái phát, dễ diễn biến mạn tính. Già trẻ trai gái đều có thể mắc bệnh. Bệnh phát sinh có liên quan đến cơ địa dị ứng và tính di truyền của gia đình (khoảng 30%). Chàm theo y học hiện đại là một bệnh dị ứng ngoài da cho nên bao giờ cũng có yếu tố thể tạng quá mẫn của người bệnh (có liên quan tới miễn dịch dị ứng của cơ thể) và yếu tố dị ứng nguyên (có thể là nội sinh hoặc ngoại giới).

Chàm vùng hội âm:

Đông Dược Công Đức

Bao gồm tiền âm và hậu âm. Vùng da bệnh đỏ nhạt, thành mảng, bề mặt loét, chảy nước kết vẩy, nước thấm ướt quần. Lâu ngày, da dày thô, sắc tố ứ đọng hoặc giảm bớt. Vùng hậu môn, chàm có thể nứt nẻ, ngứa khó chịu, đêm tăng nhiều.

Chàm trẻ em:

Đông Dược Công Đức

 

Phát bệnh sớm thường từ 1-6 tháng tuổi. Theo đặc điểm của tổn thương da mà chia thành 2 loại: chàm khô và chàm ướt. Thường gặp ở trẻ bụ bẫm nuôi bằng sữa bò hoặc sữa mẹ. Chàm mọc bắt đầu ở giữa 2 lông mày, má, sau lan ra trán cằm thành hình móng ngựa (quanh mũi và miệng ít mắc), trẻ ngứa gãi dễ sinh bội nhiễm, chốc hóa lan lên đầu mình chân tay, xen kẽ có những đợt sốt, tiêu chảy, viêm tai giữa v,v… Thể chàm khô thường gặp ở trẻ gầy, da tổn thương đỏ lên thành đám sẩm, tróc vẩy, ít chảy nước. Trẻ bụ bẫm thường gặp thể ướt. Chàm nổi ở trán, má, lông mày, tai, gáy, bệnh nặng có thể lan ra toàn thân. Vùng da tổn thương đỏ nổi sần chẩn, mụn nước, loét, chảy nước và kết vẩy, tái phát nhiều lần, bệnh kéo dài hàng tháng, có thể hết lúc bé lên 2 tuổi. Một số ít bệnh có thể kéo dài đến 5-7 tuổi hoặc lâu hơn.

*   MỤN SƠN DẦU (Tất sang):

Đông Dược Công Đức

Thuộc loại viêm da tiếp xúc, do tiếp xúc hay ngửi thấy mùi sơn dầu mà gây ra, tại nơi da tiếp xúc sưng đỏ, ngứa, hoặc có cảm giác nóng rát, hoặc nổi mụn nước, sau khi vỡ gây ra lở loét, nghiêm trọng hơn sẽ sưng phù mặt.

*  VIÊM DA THẦN KINH (Ngưu bì tiên, Can tiên, Nhiếp lĩnh sang, Neurodermatitis): 

Đông Dược Công Đức

Viêm da thần kinh là một loại bệnh ngoài da thường gặp, phát sinh ở cổ và dày cứng như da cổ trâu nên có tên gọi là ngưu bì tiên (lác da trâu) ; là loại bệnh mạn tính, phát triển chậm, dễ tái phát. Đặc điểm của bệnh là ngứa cực kỳ từng đợt, phát bệnh nhiều ở cổ và mặt duỗi của tay chân, tỷ lệ mắc bệnh cao ở tuổi tráng niên.

*   MỀ ĐAY (Phong chẩn, Tầm ma chẩn):

Đông Dược Công Đức

 

Đông Dược Công Đức

Mề đay là một trong những bệnh ngoài da phổ biến tiến triển theo 2 thể bệnh khác nhau: thể cấp tính không khó khăn trong tìm hiểu nguyên nhân và điều trị, thể mạn tính ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động, có khi kèm theo biến chứng nặng và nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân.

Yếu tố cơ địa dị ứng (nhạy cảm với chất kích thích) và các yếu tố ngoại lai các  thức ăn tanh như cua cá tôm sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà… các loại thuốc (trụ sinh, an thần, hạ nhiệt, giảm đau…) các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như  lá cây, hoa, các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết, hóa chất… hoặc do yếu tố tinh thần (bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức) tác động vào cơ thể sinh bệnh.

*   VIÊM  DA TIẾP XÚC (Thủy điền bì viêm):

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức 

Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh dị ứng da thường gặp, cũng gọi là viêm da độc tính. Khi canh tác tiếp xúc với ruộng đồng, phân bón, thuốc trừ sâu gây ra viêm da, nên còn gọi là «viêm da thủy điền». đặc điểm của bệnh là phát sinh ở vùng da có tiếp xúc, phát bệnh cấp, vùng da tiếp xúc nổi ban đỏ, sưng, nổi mụn nước không tái phát nếu không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bệnh thường gặp ở người lớn, trước lúc mới bệnh có tiền sử tiếp xúc rõ. Do các loại mỹ phẩm ngày càng nhiều nên bệnh này cũng hay gặp cần được quan tâm.

*   MỤN NHỌT (Nùng bài sang, Thiên bào sang, Hoàng thủy sang, Furuncle):

Đông Dược Công Đức

Mụn nhọt là một bệnh nhiễm khuẩn ngoài da thường gặp (gây bệnh phần lớn do tụ cầu vàng). Bệnh phát tập trung ở một vị trí của cơ thể hay rãi rác khắp người, dễ tái phát, khỏi nhọt này lại phát nhọt khác, bệnh thường kéo dài, quanh năm có thể mọc nhọt và vùng nào trong cơ thể cũng đều mọc nhọt nhưng mọc tập trung nhiều ở gáy, mông và nách. Tuổi dễ mắc bệnh là thanh, tráng niên.

*   VIÊM QUẦNG (Đơn độc, Erysipelas):

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức

Viêm quầng là một loại bệnh nhiễm khuẩn ngoài da cấp tính (do liên cầu khuẩn, nhất là loại liên cầu tan huyết, cũng có khi là tụ cầu), do bệnh phết một lớp màu đỏ nên gọi là Đơn độc. Đặc điểm của bệnh là phát bệnh đột ngột, sốt gai rét, ngoài da nổi lên quầng đỏ sưng nóng, khuyếch tán nhanh. Thường hay mọc ở cẳng chân và đầu mặt, các nơi khác cũng có nhưng ít. Tùy theo vị trí mắc bệnh mà theo Đông y có tên gọi khác nhau như mọc ở đầu mặt thì gọi là bao đầu hỏa đơn, mọc ở thân mình gọi là nội phát đơn độc, mọc ở cẳng chân thì gọi là lưu hỏa, trẻ sơ sinh bị đơn độc thì gọi là xích du đơn.

*   NẤM DA (Chứng tiên, Dermatophytosia):

Nấm da là một loại bệnh ngoài da phổ biến nhất do nấm gây ra. Thường gặp có nấm đầu, nấm mình (nấm đồng tiên), lang ben (hoa ban tiên) và nấm tay chân, nấm móng v.v…

1.   Nấm đầu (đầu tiên):

Đông Dược Công Đức

Là loại nấm da nông phát sinh ở da đầu, tóc do nhiễm nấm, gồm 2 loại là nấm vàng (Hoàng tiên hay lại đầu sang) và nấm trắng (bạch tiên). Nấm vàng bắt đầu vùng da quanh lỗ nang lông có sần chẩn (lấy lỗ nang lông làm trung tâm) hoặc bào mủ nhỏ phát triển dần to bằng hạt đậu nành khô kết lại thành vảy dày màu vàng, nhìn như hình bướm chung quanh lồi, giữa lõm, sợi tóc mọc lên ở giữa gọi là vảy nấm vàng. Lớp vảy này khô bóc, nếu bóc sẽ lộ lớp da đỏ hồng nhuận ướt. Lớp da bị bệnh lan ra tăng nhiều dần và dính kết với nhau thành mảng màu vàng dày, có mùi hôi đặc biệt như nước tiểu chuột, đó là đặc điểm lớn nhất của người bệnh. Nấm trắng là tổn thương da thường bắt gặp ở đỉnh đầu hoặc vùng chẩm, xuất hiện những sần chẩn nang lông màu hồng nhạt, phủ một lớp vảy trắng hoặc xạm, lan dần ra chung quanh các nơi khác ở đầu, rãi rác to nhỏ không đều, bờ rõ. Trong vùng bệnh tóc khô, dễ gãy, tóc nhổ không đau. Bệnh thường gặp ở trẻ em và kéo dài nhiều năm, thường đến tuổi dậy thì có thể khỏi tự nhiên.

2.   Nấm mình (Thể tiên hay đồng tiền tiên):

Đông Dược Công Đức

Là loại nấm da ở những vùng khác ngoài đầu và tay chân. Hình dạng như đồng tiền, xung quanh nổi mẫn đỏ hay bọng nước, có rất nhiều vẩy nhỏ, dần dần phát triển ra ngoài, tổn thương ở phần giữa dần dần biến mất. Nơi bị bệnh rất ngứa.

3.   Lang ben (Hoa ban tiên):

Đông Dược Công Đức

Do loại nấm Malassezia furfur gây ra. Sang thương cơ bản là dát hoặc sẩn có vẩy. Thường khởi đầu từ nang lông, từ từ lan ra thành mảng, giới hạn tương đối rõ, có thể có hình đa cung. Vi nấm này sống cộng sinh ở da bình thường và có số lượng lớn ở vùng có tuyến bã hoạt động mạnh (đầu, mình, tứ chi).

4.   Nấm tay chân và móng:

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức

Là một loại bệnh nấm nông thường gặp. Đông y cũng gọi là nấm ở tay là “Nga chưởng phong” và nấm chân là “Cước thấp khí”. Đặc điểm chung là da chân tay khô, lột da, hoặc bắt đầu có phát bệnh một bên, dễ tái phát. Bệnh nhân phần lớn là người trưởng thành song bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh.

back-to-top.png